CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC HOME DECOR

4 nguyên tắc THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI cần nắm khi xây nhà 2023

Các nguyên tắc thiết kế giếng trời

CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI


Giếng trời (skylight) là một khoảng trống không từ trên mái thẳng xuống nền nhà để đem lại sự thông thoáng cho ngôi nhà. Thiết kế giếng trời là phương pháp hiệu quả giúp cho không gian sống thoáng đãng hơn, tăng lượng ánh sáng chiếu vào ngôi nhà đem đến tài lộc và sinh khí cho gia chủ.


1. Giếng trời là gì ?

Giếng trời là một khoảng không gian được thông từ tầng trệt đến mái của căng nhà, được thiết kế theo phương thẳng. Giếng trời là thiết kế không bắt buộc phải có trong nhà ở hoặc công trình xây dựng.

3 min

Giếng trời mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà

2. Giếng trời có cấu tạo như thế nào?

Trong thiết kế công trình, giếng trời là giải pháp mang tính kỹ – mỹ thuật cho không gian nhà ở hiện đại. Noa có chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi không khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà. Giếng trời còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng, sáng tạo cho ngôi nhà của bạn.

4 min

Thiết kế giếng trời tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn

3. Ưu điểm của giếng trời:

3.1.     Tác dụng lấy sáng:

Ánh sáng tự nhiên thoe phong thủy là nguồn sinh khí quan trọng giúp duy trì sức khỏe sức sống cho con người. Vì vậy trong ngôi nhà thì ánh sáng là một yếu tố không thể thiếu. Với những ngôi nhà ống có mặt tiền hẹp, dài, các mặt còn lại tiếp giáp các công trình khác thì việc thiết kế giếng trời là giải pháp mang lại sức sống, ánh sáng tự nhiên cho không gian ngôi nhà.

5 min

Thiết kế giếng trời mang lại ánh sáng tự nhiên cho nhà ở

3.2.     Tác dụng lưu thông, trao đổi không khí:

Một trong những chức năng quan trọng của giếng trời là thông gió tự nhiên, từ góp phần điều hòa không khí cho ngôi nhà. Giếng trời giúp ngôi nhà thoáng mát hơn, trong lành và dễ chịu hơn do quá trình lưu thông trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà diễn ra đều đặn. Tiết trời oi nóng cũng là lí do nhiều gia chủ cũng cân nhắc có nên thiết kế giếng trời để ngôi nhà được mát mẻ hơn.

2 min

Thiết kế giếng trời giúp thông gió, điều hòa không khí tự nhiên cho nhà ở

3.3.       Tiết kiệm điện năng:

Khi thiết kế giếng trời thì sẽ tiết kiệm được lượng điêng năng tiêu thụ cho các hệ thống điện, đè chiếu sáng, góp phần tiết kiệm chi tiếu kinh tế gia đình. 

7 min

Thiết kế giếng trời giúp tiết kiệm điện năng cho nhà ở

3.4.       Tác dụng tạo vẻ đẹp thẩm mĩ:

 Giếng trời giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn, từ đó tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể.

19 min

Giếng trời thiết kế xanh làm tăng tính thẩm mỹ cho nhà ở

4. Nhược điểm của giếng trời:

  • Các mặt tường trong giếng trời không nên làm phẳng, trơn tất cả mà nên có một số mảng nhám, như vậy sẽ giúp âm thanh truyền trong giếng trời không quá bị vang to. Giải pháp ở đây có thể dùng sơn gai hoặc sử dụng gạch thẻ, gạch trần, ốp đá tự nhiên.
  • Vấn đề thoát nước ở đáy giếng phải đảm bảo thật tốt, đặc biệt là những giếng trời không có mái che. Một giải pháp rất phù hợp với các nhà phố ngày nay, đó là lắp đặt mái che giếng trời tự động, nó đem đến cho không gian sở hữu nó một phong cách hiện đại, tạo nên sự sang trọng, đẳng cấp của mỗi công trình. Nếu bạn đang muốn thiết kế giếng trời một cách gọn gàng, thẩm mỹ cao, hãy liên hệ ngay với 𝗛𝗢𝗠𝗘 𝗗𝗘𝗖𝗢𝗥 để cùng tạo dựng không gian mà bạn mong muốn trong ngôi nhà của mình.

3 min

Thoát nước và ánh sáng là hai vấn đề cần lưu ý khi thiết kế giếng trời

  • Vào mùa hè nắng gay gắt, gia chủ nên lắp đặt thêm hệ thống rèm che dưới giếng trời để chắn ánh nắng hoặc điều tiết được lượng ánh sáng chiếu vào nhà. Lưu ý các chất liệu nội thất đặt dưới giếng trời vì có thể bị phai màu sơn, hư hỏng dưới tác động ánh nắng. 
  • Nếu làm mái che cho giếng trời thì phải chú ý hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà gây ngập úng.
  • Có thể trang trí trên các mặt của giếng trời như: cây cảnh treo, hệ thống đèn chiếu sáng trang trí,… nhưng chú ý cần thuận lợi cho việc chăm sóc hoặc sửa chữa sửa lúc cần thiết. Nếu khu vực ở dưới giếng trời không phải là vườn tiểu cảnh, bể cá… mà lại là không gian sinh hoạt, nơi qua lại nhiều thì không nên treo các vật trang trí nặng, to ở phía trên để tạo sự an toàn, tránh tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm.
  • Giếng trời nếu tiếp giáp với hành lang thì cần đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như khoảng cách, chiều cao,…

5. Nguyên tắc thiết kế giếng trời

5.1.     Vị trí và hướng của giếng trời

  • Giếng trời được thiết kế tại nhiều vị trí khác nhau trong nhà như: cầu thang, gã nhà, phòng bếp…. Theo phong thủy, cầu thang thường là khu vực trung tâm ngôi nhà, các không gian sẽ xoay xung quan đó nên sẽ khai thác được tối đa chức năng thông gió, trao đổi không khí và lấy ánh sáng

Vị trí và hướng đặt giếng trời

Giếng trời nên đặt tại khu vực cầu thang nhà ở

  • Thep phong thủy, gia chủ nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam để đặt giếng trời. Vì đây là hướng đón nhận được không khí mát mẻ và nguồn ánh sáng ổn định nhất trong ngôi nhà.

5.2.     Cấu tạo, kích thước của giếng trời

Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần là: đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Gia chủ nên xây dựng giếng trời có kích thước từ 4 đến 6m2, không nên xây quá nhỏ hoặc quá to. Thông thường xây dựng giếng trời chiếm tầm tỷ lệ 10% so với diện tích nhà ở.

Cấu tạo và kích thước giếng trời

Cấu tạo, kích thước giếng trời nên phù hợp với diện tích nhà ở

5.3.     Vật liệu làm mái che

Để phát huy công dụng của giếng trời, gia chủ nên chú ý vật liệu là mái che. Vật liệu làm mái che giếng trời được sử dụng phổ biến hiện nay là tấm lấy sáng polycarbonate. Ngoài ra một số vật liệu khác cũng thông dụng như: Kính, tôn, bạt,…

vật liệu thiết kế giếng trời

Vật liệu làm mái che giếng trời thường dùng là tấm lấy sáng polycarbonate

5.4.     Trang trí khu vực giếng trời

Tùy thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ của gia chủ để chọn phong cách trang trí tại đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. 

Đỉnh giếng có thể làm bằng khung hoa sắt và mái che. Phần diện tường, gia chủ có thể ốp đá tự nhiên. Khu vực đáy giếng có thể thiết kể bể cá hoặc tiếu cảnh tạo điểm nhấn.

trang trí khu vực giếng trời

Trang trí khu vực giếng trời – phần diện tường có thể ốp đá tự nhiên

 Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên tắc thiết kế giếng trời mà Nhà đẹp Home Decor muốn chia sẻ đến bạn.

LẮP ĐẶT MÁI KÍNH GIẾNG TRỜI TỰ ĐỘNG | Một giải pháp rất phù hợp với các nhà phố ngày nay, nó đem đến cho không gian sở hữu nó một phong cách hiện đại, tạo nên sự sang trọng, đẳng cấp của mỗi công trình. Nếu bạn đang muốn thiết kế giếng trời một cách gọn gàng, thẩm mỹ cao, hãy liên hệ ngay với 𝗛𝗢𝗠𝗘 𝗗𝗘𝗖𝗢𝗥 để cùng tạo dựng không gian mà bạn mong muốn trong ngôi nhà của mình.


HOME DECOR Chuyên thiết kế và thi công nội thất trọn gói Nhà phố, Chung cư, Văn phòng, Khách sạn, Homestay, Quán Cafe,…

  • Khảo sát, tư vấn phong cách thiết kế MIỄN PHÍ
  • Cập nhật những xu hướng thiết kế mới của thời đại
  • Sáng tạo không gian theo sở thích, mang đến diện mạo không gian khác biệt
  • Đặt mọi sự tâm huyết vào công trình kiến tạo sản phẩm hoàn mỹ, không gian sống hạnh phúc
  • Tối ưu chi phí, thiết kế công năng theo nhu cầu sử dụng

 Liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được tư vấn và báo giá

  Hotline: 0975 260 304

  Website: www.nhadephomedecor.vn

  Địa chỉ: Tầng 2 – 183 Trần Phú, phường Phước Vĩnh, TP Huế


HOME DECOR | Kiến tạo không gian, kiến tạo hạnh phúc!

 

Đánh giá bài viết
DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

1. Tư vấn phong cách xu hướng thiết kế nội – ngoại thất đang thịnh hành
2. Tìm hiểu hướng nhà, tuổi gia chủ và sở thích của các thành viên trong gia đình.
3. Khảo sát thực tế mặt bằng không gian căn hộ.
4. Tư vấn ý tưởng bố trí công năng, màu sắc và chất liệu cho phù hợp.
5. Lên ý tưởng bằng bản vẽ 2D và 3D.
6. Lên bản kế hoạch dự toán, dự trù kinh phí cho gia chủ.
7. Lên kế hoạch thi công và thời gian thi công
8. Tất cả sản phẩm nội thất được sản xuất trực tiếp tại nhà xưởng theo đúng chất liệu, kích thước bản vẽ thiết kế, và đã được thống nhất.
9. Chi phí thi công được đảm bảo theo giá thành xưởng sản xuất.

Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Bài viết cùng chủ đề